NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG KHI CHO TRẺ XEM IPAD QUÁ NHIỀU

Khi cho trẻ xem ipad quá nhiều có thể khiến con gặp nhiều bất lợi về thị lực cũng như quá trình phát triển toàn diện.

Các chuyên gia cho biết, xem tivi, điện thoại, ipad quá nhiều khiến trẻ mù mắt. Nhưng thực tế tác hại khi dỗ con bằng ipad, điện thoại nó còn khủng khiếp hơn như thế nhiều lần.

Dưới đây là những hậu quả khủng khiếp khi dỗ con bằng ipad, điện thoại thông minh có thể gây ra cho con bạn.

Khiến bé không kiểm soát được cảm xúc

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng điện thoại thông minh và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ điều gì chúng muốn chỉ với những nút bấm. Nhưng nó không dạy chúng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để thử thách chính mình, và đó là những đặc điểm của một cá tính gây nghiện.

Bé dễ nóng giận, nổi cơn thịnh nộ, khó kiểm soát cảm xúc hơn khi liên tục chơi và sử dụng các phương tiện thông minh này.

Tăng khả năng bị bệnh tâm thần

Bé cũng bị tăng khả năng bệnh tâm thần khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh. Theo các chuyên gia, quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.

Khiến trẻ lười hoạt động thể chất

Những thiết bị kỹ thuật số như iPad có thể là kho thông tin hữu ích nhưng không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của trẻ. Các em sử dụng hầu hết thời gian dán mắt vào màn hình iPad sẽ lười vận động, không thích đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Trẻ em không thể tự ý thức dung hòa giữa hoạt động tinh thần và thể chất. Một khi đã hứng thú với những trò chơi ảo thì chúng quên mất việc phải vận động. Thiết bị thông mình có quá nhiều tiện ích thu hút trẻ, làm cho chúng giảm bớt đi sự quan tâm đến những trò chơi vận động thể chất.

Vì thế, các nhà tâm lý khuyên cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thiết bị thông minh, đồng thời buộc bé phải đi ra ngoài và tham gia trò chơi vận động thể chất để có sự phát triển toàn diện.

Làm giảm đi giá trị của những mối quan hệ

Đứa trẻ nên hiểu về giá trị của những mối quan hệ ngay từ khi còn ấu thơ. Nếu một đứa trẻ kết thân với những thiết bị tiện ích hoặc một anh hùng ảo như một người bạn thân, chúng sẽ chẳng bao giờ hiểu được giá trị thực của mối liên đới ngoài đời thực. Các nhà tâm lý cho rằng, bất kỳ một người nào cũng nên làm thân với những người bạn thật ngoài đời để lớn lên và phát triển hơn trong các mối quan hệ.

Giết chết năng lực tập trung

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có quá nhiều thứ kích thích giác quan như âm nhạc lớn, tivi, hoặc Internet có thể gây hại đến khả năng tập trung của trẻ. Sự phiền nhiễu này có thể cũng ảnh hưởng xấu đến hành vi của các em. Vì thế, cha mẹ được khuyên nên tránh cho trẻ sử dụng những tiện ích này.

Chậm phát triển

Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi. Cứ 1 trong 3 trẻ ở độ tuổi tới trường hiện nay bị chậm phát triển về khả năng đọc viết và các khả năng học tập khác.

Chỉ khi có sự vận động mới làm tăng cao khả năng chú ý và học tập của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập.

Bệnh béo phì

Do thiếu sự vận động nên những trẻ chơi điện tử hoặc xem TV quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng béo phì.

Khảo sát trên cho thấy, nếu trẻ em chơi ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng, nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%.

Trung bình, một trong bốn trẻ ở Cananda và một trong ba trẻ tại Mỹ bị béo phì. Trong số này, 30% trẻ béo phì có nguy cơ đái tháo đường, tim mạch và đột quỵ sớm.

Mất ngủ

60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation 2010 tại Mỹ).

Trong khi đó, 75% trẻ độ tuổi 9 – 10 mất ngủ, dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn (báo cáo của Boston College 2012, Mỹ).

Gây hấn

Các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến trẻ có xu hướng gây hấn nhiều hơn. Không những thế, chúng còn tiếp xúc nhiều nội dung về bạo lực tình dục và bạo lực thể chất trên TV hoặc thông qua các trò chơi trên thiết bị cầm tay.

Bức xạ

Tháng 5/2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) vào danh mục những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chuyên gia James McNamee của Hội Y khoa Canada cảnh báo, trẻ em dễ nhạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn, bởi não và hệ thống miễn dịch của chúng đang phát triển.

Thiếu bền vững

Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra không mang tính bền vững. Trẻ em chính là tương lai nhưng tương lai đó sẽ rất bất định với những trẻ lạm dụng và sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử dẫn tới tình trạng nghiện ngập (nghiện kỹ thuật số) và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.

Không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.

Hạn chế 1 tiếng/ngày với trẻ từ 3 – 5 tuổi; và chỉ nên ở cho tiếp xúc mức 2 tiếng mỗi ngày với trẻ 6 – 18 tuổi.

Ngoài ra nên chăm sóc mắt cho trẻ đúng cách, thường xuyên cho trẻ đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt nếu có.

Nguồn: sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *